Nước Anh chấn động vì vụ ăn thịt bạn tình sau khi "yêu"

Một phụ nữ thiệt mạng trong vụ tấn công ăn thịt người ở xứ Wales, Vương quốc Anh, và nghi phạm cũng chết sau khi bị cảnh sát bắn súng điện.

Sau khi nghe tin nghi phạm Matthew Williams (34 tuổi) tấn công một phụ nữ, cảnh sát khu vực Gwent đã tới nhà khách Sirhowy Arms ở Argoed, Blackwood vào sáng 7/11.

Nạn nhân tên Cerys Yemm, 22 tuổi, là nhân viên của một cửa hàng. Khi cảnh sát tới hiện trường, nghi phạm đang cắn nát mặt và ăn nhãn cầu của phụ nữ trẻ này trong cơn phê thuốc cực độ.

Cảnh sát viên đã bắn súng điện vào Williams, 34 tuổi, để khống chế và bắt tên này nhưng sau đó y đã chết.

Cảnh sát cho hay Williams là người địa phương, vừa ra tù sau khi thụ án về tội tấn công người tình cũ, còn nạn nhân sống tại Blackwood. Nạn nhân và kẻ tấn công chỉ mới quen nhau tại một quán bar vài giờ trước đó và có quan hệ tình dục trước khi vụ việc kinh hoàng xảy ra.

Nhà khách nơi xảy ra vụ tấn công là nơi các thanh niên vô gia cư, thông thường ở độ tuổi 30 - 40, tạm trú trước khi chuyển đi chỗ khác.

Ủy ban Khiếu nại Cảnh sát Độc lập (IPCC) hiện đang điều tra vụ này. Vụ án đã gây chấn động mạnh trong cộng đồng.
Read more…

Thế giới 'khát tình' của quý bà

Hiện có nhiều chợ tình đội lốt trang web hoạt động rất kín đáo vốn là chốn giao du, tâm sự của nhiều phi công trẻ với máy bay bà già.

Rao tình... trên mạng

Với việc sử dụng nick changtrailangdu cùng việc niêm yết số điện thoại di động trong vai là sinh viên nghèo, cần tiền đi học tại Sài Gòn, chỉ vài tiếng sau, tôi nhận được nhiều số điện thoại của các bà, các chị mà ngặt nỗi, chỉ toàn nhận vào đêm khuya.

“Có phải cưng đưa hình lên mạng hồi chiều không? Đang cần tiền à, cưng đang ở đâu, chị muốn gặp cưng gấp, tiền không thành vấn đề!” - 12h đêm, tôi nhận được điện thoại của một quý bà khoảng 50 tuổi. Đánh liều, tôi hẹn gặp đối tác tại một quán nhậu bình dân trước sân Phan Đình Phùng (đường Pasteur, quận 3).

Thoáng thấy trai bao, quý bà liếc nhìn chăm chú tôi từ đầu đến chân và lượn tiếp một vòng rồi mới đi vào câu chuyện. “Chị tên Hằng, 50 tuổi, có hai con lớn học đại học, ông xã đi công tác nước ngoài liên miên nên cần em để tâm sự, tiền chị nhiều lắm. Nhưng chúng ta cùng làm vài chai trước rồi tính” - vị khách nữ lên tiếng trước.

Sau vài lon bia, bà Hằng ra bãi xe nổ chiếc SH cáu cạnh rồi nói: “Chị chạy trước, em chạy sau, mà cái xe máy của em bèo quá, để sáng mai chị mua cho cái mới”. Tôi gật đầu chạy theo. Điểm đến của chúng tôi là một khách sạn bình dân ở đường Phan Xích Long (quận Phú Nhuận). Như là chỗ khách quen, vị khách nữ bịt mặt kín mít vội vàng bước lên phòng mà không cần lấy CMND, còn tôi thì nối gót leo lên cầu thang. Có lẽ bà Hằng hay vào đây nên mấy thanh niên giữ xe cho khách sạn đều nhớ mặt, không cần lấy phiếu.

Đẩy cửa bước vào phòng, tôi tá hỏa khi có một chàng trai trẻ tuổi hơn mình đã đợi sẵn, bật điện sáng choang. Thân hình phi công này vạm vỡ, duy nước da thì đen nhẻm. Không đợi phản ứng của tôi, vị khách nữ ném túi xách xuống giường rồi quay sang nói như ra lệnh: “Tối nay, cả ba chúng ta ngủ chung với nhau nhé, chị không ngại thì thôi chứ cưng ngại điều gì? Đi tắm nhé!”.

Lúc đó, tôi vội lấy điện thoại ra nghe rồi hét oang oang vào máy để tính bài chuồn: “Em chuyển dạ sanh rồi à, anh về ngay!”. Tôi vội vàng nói với vị khách nữ lý do đột xuất và hớt ha hớt hải chạy xuống lấy xe. Vừa chạy, tôi vừa nghe vị khách nữ quát thật không dễ nghe tí nào: “Cút đi!”.

“Kiếp ve sầu”

“Vì ở tuổi hồi xuân nên nhiều quý bà sồn sồn luôn lén lút tìm đối tác nam để thỏa mãn ham muốn. Có bà thì chồng chết, có bà chồng đi nước ngoài, số còn lại “ông ăn chả, bà ăn nem”...” - Quý, một lái máy bay bà già tâm sự.

Trước đây, Quý từng là quản lý của một vũ trường tại quận 1. Trong một đêm mưa nọ, có vài quý bà vào sàn uống rượu mạnh, khi họ say muốn anh quản lý đẹp trai đưa xuống taxi. Chiều lòng khách, Quý làm theo và “dính” vào những cuộc mua vui của các quý bà lắm tiền nhiều của. Anh phải thường xuyên đi tới đi lui với một bà xấu nhất trong nhóm.

Bù lại, Quý được nhận tiền công để mua xe ga, nhà lầu. “Đó là quãng thời gian kinh hoàng của đời tôi, sống trong sợ hãi và nhục nhã vì sợ bạn bè chê cười, người thân chửi bới, người yêu chia tay. Vì hoàn cảnh nghèo khó, Quý nhắm mắt làm liều và khi đã kiếm được một số tiền dư dả, Quý đã “cao chạy xa bay” khỏi quý bà nhiễm máu dâm ô.

Thái, một người bạn của Quý cũng cho biết thêm, ngoài việc đi mua tình ở một số tuyến đường lúc nửa đêm, những quý bà có tiền còn liên hệ điện thoại cho nhanh với một nhóm chuyên cung cấp “trai tơ” trên mạng. Trong một số cuộc hội hè với bạn bè, một quý bà chết chồng từng thuê cả mười nam thanh niên cao to đẹp trai đến phục vụ.

Lần đó, Thái là một trong những “trai bao” cao cấp trong đêm tiệc. Sau khi khui chai sâm banh, chủ nhà thông báo bạn hữu của bà có quyền dắt chàng trai nào thích lên lầu để vui vẻ vì hôm ấy chào mừng 52 năm ngày quý bà chào đời. Khách mời của buổi tiệc vỗ tay rần rần. Nhiều quý bà lẻ bóng mắt sáng rực, ngó chằm chằm vào các cậu phục vụ có thân hình chắc khỏe cùng những cái liếc mắt đầy ẩn ý. Ngoài phục vụ tại nhà, trong nhóm bạn mà Thái đã cáo biệt còn có nhiều thanh niên trai tráng chuyên đi tour với quý bà miễn là có tiền, giống như nhiều cô gái bán dâm xuyên tỉnh.

“Nhưng làm cái nghề này cũng nhục nhã lắm anh à. Bọn em chỉ làm một thời gian rồi biến chứ cái ám ảnh của nghề làm bọn em không còn cảm xúc để lấy vợ, có đứa lập gia đình 5 - 6 năm rồi mà chưa có con. Phải rửa tay, gác kiếm kịp thời chứ không bị công an bắt, bị gia đình biết là kể như tàn đời” , Thái nói như chiêm nghiệm cuộc đời.

Theo nhiều dân chơi, quá nửa đêm, nhiều quý bà còn lái xe hơi ra tận công viên để tìm đám trai Tây đen lực lưỡng vì họ cho rằng, do có sự bất đồng ngôn ngữ nên hàng xóm, người quen sẽ không biết, không lưu lại dấu tích.

Trong những đêm trắng ở “ngã tư quốc tế” Bùi Viện - Đề Thám, trong bar Buffalo, chúng tôi nghe lỏm được một vài câu chuyện của Tây đen khi họ huyên thuyên kể chuyện gặp “kèo thơm” là các quý bà Việt rủng rỉnh tiền.
Read more…

Iphone 6 làm nhục quốc thể

Đó là cách rất nhiều người nói đến anh Pham Van Thoai nào đó, đã khóc và quỳ trước một cửa hàng bán iPhone tại Singapore.

“Quỳ gối khóc lóc là đáng xấu hổ, quá nhục cho Việt Nam”

Luồng ý kiến này phổ biến quá. Nên giờ mình thử theo dõi lại: Công an phát tờ rơi cảnh báo cướp cho du khách, do chưa giỏi ngoại ngữ nên viết sai chính tả: Làm nhục mặt Việt Nam trước thế giới. Du khách nước ngoài bị cướp móc sạch túi, đang bán postcard kiếm tiền đi về: Kinh tởm quá, rồi ai dám đến Việt Nam du lịch nữa? Chặt chém tại Hạ Long, mua con cá giá 1,2 triệu, du khách ngoại kinh hãi – cũng nhục Việt Nam luôn. Cuối cùng, vậy thì cái gì có thể khiến cho Việt Nam khỏi… nhục?

Anh mua iPhone tự bỏ số tiền anh kiếm được ra mua. Trong bài báo ở Singapore có ghi rõ ảnh làm công nhân, lương có 200 đô thôi, nên mất nhiều tiền vậy thì… Xin nói thêm, quốc thể không tặng anh thêm 1 đô la nào để mua iPhone. Tiền này công sức ảnh làm ra, muốn mua quà cho bạn gái. Quốc thể chắc cũng không được ảnh tặng iPhone. Vậy quốc thể là cái gì, có ăn được không? – Hay quốc thể có khuyến mãi ảnh thêm gói bảo hiểm 1 năm 1500 đô để ảnh xách iPhone về an toàn không?

Kết quả là không. Danh dự quốc gia không cho ảnh tiền mua iPhone, nó cũng không hề bảo vệ ảnh khi ảnh bị mất tiền. Xong vì ảnh làm ra tiền bằng mồ hôi nước mắt, ảnh khóc, thì hàng ngàn người bảo ảnh làm nhục quốc thể. Thật là sang trọng quá!

Mấy bạn sĩ diện quốc gia à, để tui nói cho mấy bạn nghe nè. Không cần tới Hạ Long mới có cá bán 1,2 triệu nha, ở Singapore cũng có 1 cửa hàng điện thoại dụ anh khách mù tiếng Anh ký vô hợp đồng bảo hiểm đó. Mấy bạn thấy hem?

Cũng không cần tới Sài Gòn vô phố Phạm Ngũ Lão mới thấy tờ rơi viết sai chính tả nha. Mấy bạn thử đi qua Lào, Thái, Campuchia, Malaysia đi, quốc gia nào ko nói tiếng Anh như ngôn ngữ chính cũng “có quyền” không được giỏi tiếng Anh lắm, viết sai cũng lung tung đó. Sao mấy bạn tự dưng gom tiếng Anh vô quốc thể, danh dự quốc gia làm cái gì vậy? – Bộ không có ai thấy là mấy năm trước chả có con gì đi phát tờ rơi cảnh báo cướp, nay mấy bạn công an đã làm việc mấy bạn ấy cần làm, và làm đúng – ít ra là đứa du khách cầm tờ giấy sai chánh tả đó cũng biết có cướp mà! – Mấy bạn sĩ diện quốc gia có đứa nào viết tờ rơi tiếng Anh đúng chính tả viết văn hay chữ tốt đem tặng cho du khách không?

Bạn trai nào anh hùng, có thể cười chê anh Pham Van Thoai kia yếu đuối quá, khóc trước phụ nữ kìa. Mấy bạn gái nào dịu dàng, có thể nghĩ hóa ra có anh chàng thương cô người yêu vậy, chưa giàu lắm mà chiều bạn gái ghê. Chứ còn vui lòng đừng có đem cái quốc thể kinh tởm mắc ói của mấy bạn ra để sỉ nhục một người Việt gặp một chuyện rắc rối ở nước ngoài. Chuyện đó không có khiến người Việt Nam bự thêm, bằng cách sỉ nhục những người Việt Nam khác. Nhớ nha, quốc thể không có đóng góp tiền mua iPhone 6 đâu!

Tại sao họ chửi vậy?

Vì sao người ta thích gầm lên như vậy với những chuyện “danh dự quốc gia” như vậy?

Trong xã hội nào mà gương mặt của một người, hầu hết thể hiện ra ngoài bằng sĩ diện, thì vô hình chung, họ cho rằng tất cả những gì có liên quan đến sĩ diện, đều dính miếng đến họ. Anh ta quỳ xuống – anh ta là người Việt – anh ta làm mất mặt họ! – Những kẻ này chẳng có gì đeo lên mặt cho đẹp, ngoài cái mác “người Việt tự hào” nên thấy đứa nào trót dại quá, liền đẩy nó ra làm nỗi nhục, để mình khỏi mất mặt, dơ mặt.

Hành vi quỳ khóc được những kẻ đeo mặt nạ lập tức gọi tên là “lòng tự hào dân tộc” – dù thứ lòng này không ăn được nhưng lòng heo chiên giòn hay lòng gà xào mướp. Nhưng thôi, tự hào là phải chửi.

Thay vì nhìn nhận mọi chuyện một cách bình thường như anh Gabriel nào đó đang đi kêu gọi donate 1 USD cho bạn Pham Van Thoai có iPhone – nghĩa là cửa hàng bán máy cũng sai, chứ không phải chỉ có anh Pham van Thoai sai, họ nổi cáu và chửi anh. Họ chửi anh này nghèo mà đua đòi (nghèo mà, dám mua iPhone 6, cho mày chết). Vậy là một người ít tiền, nhờ tiết kiệm, cũng không nên có quyền mua iPhone 6 – thật là đáng chết!

Họ chửi anh này ngu, ngu mới ký vô hợp đồng, dốt tiếng Anh mà bày đặt mua iPhone 6. Vậy là nếu một người không đủ năng lực ngôn ngữ, họ không nên có quyền mua điện thoại, dù có để dành đủ tiền. Rõ ràng cái cửa hàng đó đã “dụ” 1 người nói tiếng Anh không rành (chắc chắn chuyện này sẽ thể hiện qua việc anh giao tiếp tại cửa hàng) ký vào một hợp đồng – trong khi đó không có đủ năng lực với ngôn ngữ cũng tạo ra rào cản để anh tự bảo vệ quyền lợi của mình. Nhưng dốt tiếng Anh thật là đáng chửi, anh mua iPhone này khá giống cô Lý Nhã Kỳ, trót nói tiếng Anh hơi dở, nên bị cả một quốc gia chửi là ngu.

Họ chửi anh này đua đòi, trai gì mà sĩ hão, ngu, mua iPhone tặng gái chi rồi quỳ cho nhục. – Vậy là đàn ông có đủ tiền mua điện thoại tặng bạn gái thì là ngu. Vậy mua iPhone tặng vợ mới là ko ngu, còn tặng bạn gái là ngu. Vậy đó.

Thay vì nhìn và nhận xét mọi chuyện một cách rõ ràng, cảm thấy đáng lo ngại cho việc đi nước ngoài mua iPhone hay cảnh báo mọi người cần cẩn thận khi mua máy ở cửa hàng kia, họ chỉ xoáy vô chửi cho đã miệng, cười cho sướng với anh nạn nhân đã làm ra tiền bằng sức lao động của mình và muốn tặng điện thoại cho bạn.

Đó là một nỗi nhục quốc thể.
Read more…

Khách bị lừa mua iPhone, Tổng cục Du lịch Singapore vào cuộc

"Sự cố xảy ra tại Sim Lim Square chỉ là hành động của một vài người buôn bán bất chính, không đại diện cho toàn bộ văn hóa kinh doanh ở Singapore", đại diện Tổng cục Du lịch Singapore nói.

Sự việc anh Thoại - một du khách Việt bị lừa mua iPhone giá cao tại Sim Lim (Singapore) gây ầm ĩ đến mức Tổng cục Du lịch nước này không thể làm ngơ.

Nhìn nhận sự việc này gây những tác động tiêu cực, Tổng cục Du lịch Singapore (STB) - với tư cách là cơ quan chính phủ - đang ráo riết tìm hiểu sự việc.

Ông Glenn Koh, Trưởng đại diện STB, khu vực Việt Nam - Campuchia - Lào cho biết STB đang quan sát rất cẩn trọng với các nhà bán lẻ có hành động làm ảnh hưởng danh tiếng của Singapore. Cơ quan này sẽ có những động thái cứng rắn hơn trong quyền hạn cho phép theo Điều luật Bảo vệ người tiêu dùng khi phát hiện những hành vi gian lận.

"Chúng tôi khẳng định, sự cố xảy ra tại Sim Lim Square chỉ là hành động của một vài người buôn bán bất chính, không đại diện cho toàn bộ văn hóa kinh doanh của ngành bán lẻ ở Singapore", ông Koh nói.

Cùng với đối tác của mình, STB đang tích cực tiếp cận với người dân địa phương và du khách để có biện pháp xử lý hành vi sai trái tương tự; đồng thời, đưa một số khuyến nghị để người tiêu dùng tự bảo vệ mình như nghiên cứu kỹ sản phẩm, so sánh giá, tìm hiểu chính sách hoàn trả...

Tuần qua, đồng loạt các báo trong và ngoài nước đều đưa tin việc anh Thoại, công nhân nhà máy với mức lương 3,3 triệu đồng đã cố dành dụm tiền mua tặng sinh nhật bạn gái chiếc iPhone 6 tại cửa hàng Mobile Air thuộc khu Sim Lim (Singapore).

Anh Thoại đã bị chủ cửa hàng lừa ký vào hợp đồng mà không đọc kỹ do ngoại ngữ không tốt. Thay vì thanh toán 950 SGD (khoảng 16 triệu đồng), anh Thoại bị buộc phải trả số tiền cho gói bảo hành lên tới 1.500 SGD (gần 26 triệu đồng). Nếu chưa thanh toán, anh sẽ không được mang điện thoại đi. Sự việc làm dấy lên một làn sóng phẫn nộ tại Singapore khi hình ảnh anh Thoại quỳ gối khóc òa mong lấy lại được tiền, trong khi chủ cửa hàng cười cợt khoái chí được đăng tải trên mạng.
Read more…